Kỹ thuật viên Nhật Bản

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động trình độ cao của các công ty Nhật Bản, MD Việt Nam tuyển chọn những kỹ sư mới tốt nghiệp, đào tạo tiếng Nhật và giới thiệu cho các xí nghiệp, nghiệp đoàn Nhật Bản. MD Việt Nam có hỗ trợ những ngành nghề đi Nhật theo diện kỹ sư như:
Kỹ sư Nhật Bản ngành xây dựng
Kỹ sư Nhật Bản ngành cơ khí
Kỹ sư Nhật Bản thực phẩm
Kỹ sư Nhật Bản nông nghiệp
Kỹ sư Nhật Bản ngành công nghệ thông tin (IT)
Để có được nguồn nhân lực phong phú, chất lượng cao, MD Việt Nam thường xuyên liên kết với các trường cao đẳng, đại học trên cả nước tổ chức những buổi hội thảo. Từ đó, giới thiệu và tuyển chọn các sinh viên năm tư, sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp các chuyên ngành như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin.

1. Hiểu đúng về khái niệm "đi Nhật theo diện kỹ sư"

Nhiều người băn khoăn "Đi Nhật theo diện kỹ sư là như thế nào?" có khác gì chương trình xuất khẩu lao động không? Thực tế chương trình kỹ sư đi Nhật khác hoàn toàn với chương trình thực tập sinh kỹ năng. 

Trong khi chương trình xuất khẩu dành cho đối tượng lao động phổ thông, hình thức kỹ sư sẽ đi Nhật theo diện tuyển chọn người có chuyên môn. Về bằng cấp, lao động phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học theo đúng chuyên ngành kỹ thuật, có trình độ tiếng Nhật tốt và ưu tiên người có kinh nghiệm.

Đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư sẽ đem lại nguồn thu nhập tốt và chi phí thấp hơn so với đi việc tham gia chương trình TTS kỹ năng đây cũng là lý do các đơn hàng kỹ sư đang trở nên rất hot trong những năm trở lại đây.

2. Điều kiện đi Nhật theo diện kỹ sư

Để tham gia vào chương trình kỹ sư Nhật Bản, lao động cần đáp ứng 8 điều kiện cơ bản do nước sở tại đưa ra:

- Độ tuổi : Từ 22 - 35 tuổi, một số đơn hàng nới lỏng tới 40 tuổi.
- Sức khỏe: Tốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh truyền nhiễm Chính phủ Nhật Bản cấm nhập cảnh.
- Pháp lý: Không dính tiền án, tiền sự; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không thuộc diện bị cấm xuất nhập cảnh; có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự.
- Thủ tục hồ sơ: 6 loại giấy tờ, bao gồm Giấy khám sức khỏe; Sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh công chứng; Bảng điểm, bằng cấp chuyên ngành kỹ sư; Giấy xác nhận dân sự; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Hộ chiếu
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp tối thiểu cao đẳng hệ chính quy 3 năm và tốt nghiệp đúng chuyên ngành định sang Nhật làm kỹ sư
- Trình độ Nhật ngữ: Tối thiểu N3 hoặc N4, một số đơn hàng không yêu cầu
- Kinh nghiệm: 1 - 2 năm kinh nghiệm, một số đơn hàng không yêu cầu

Hầu hết ngành kỹ sư đi Nhật đều đi kèm yêu cầu nâng cao, chẳng hạn như kỹ sư trắc địa cần lao động biết dùng thiết bị GPS, kỹ sư thực phẩm cần 2 năm kinh nghiệm, kỹ sư công nghệ thông tin đòi hỏi lao động có kinh nghiệm lập trình ngôn ngữ, kỹ sư cơ khí biết sử dụng autocad… 

3. Quy trình đi Nhật theo dạng kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản

4. Lợi ích khi tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản

Những lợi ích trước tiên bạn có thể thấy được khi đăng ký đi Nhật làm việc theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên:

- Ứng viên sẽ được ứng tuyển và phỏng vấn trực tiếp với công ty tuyển dụng bên Nhật
 
 Làm việc tại Nhật đúng chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo qua đó có thể học hỏi kiến thức, nâng cao tay nghề phát triển sự nghiệp sau này.
 
Được tuyển dụng trực tiếp từ công ty ở bên Nhật, và hưởng mức lương cũng như các chế độ làm việc như người bản xứ
 
Được tư vấn và hướng dẫn hoàn thành các thủ tục Visa, xuất nhập cảnh trong thời gian sớm nhất
 
Sẽ được xuất cảnh ngay khi đậu phỏng vấn với công ty bên Nhật (tối đa 3 tháng)
 
- Hỗ trợ học tiếng Nhật cấp tốc với những ứng viên chưa có năng lực tiếng Nhật để đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ khi sang Nhật làm việc.
 
Ngoài ra chương trình kỹ sư đi Nhật cũng có các lợi ích khác so với chương trình TTS kỹ năng như:
 
- Mức lương cơ bản cao
- Làm việc đúng chuyên môn, đa dạng ngành nghề
- Không bị hạn chế visa và có thể bảo lãnh người thân
- Chi phí đi xuất khẩu lao động rẻ
- Nhiều cơ hội việc làm sau khi về nước
- Được làm việc lâu dài tại Nhật Bản

5. Những câu hỏi liên quan đến đi Nhật diện Kỹ sư

Ngoài những thắc mắc về điều kiện đi Kỹ sư Nhật Bản, người lao động cũng thường đặt ra các câu hỏi liên quan đến visa Kỹ sư.

5.1. Chi phí xin visa Nhật diện Kỹ sư

Chi phí đi Nhật theo diện kỹ sư thấp hơn so với đi xuất khẩu theo diện thực tập sinh. Người lao động chỉ cần bỏ ra 71 - 119 triệu đồngthấp hơn khoảng 1,5 lần kinh phí đi thực tập sinh kỹ năng (khoảng từ 110 - 150 triệu đồng).

Chi phí đi kỹ sư gồm những khoản sau:

STT Các khoản chí phí Chi phí dự kiến
1 Khám sức khỏe 1.000.000 - 2.000.000 vnđ
2 Dịch vụ/môi giới 20.000.000 - 30.000.000 vnđ
3 Đào tạo tiếng Nhật 6.000.000 - 15.000.000 vnđ (với lao động chưa có bằng N4 trở lên)
4 Đào tạo chuyên môn 10.000.000 - 15.000.000 vnđ (với lao động chưa có kinh nghiệm)
5 Thủ tục/dịch thuật 2.000.000 - 3.000.000 vnđ
6 Xin visa

520.000 vnđ (visa nhập cảnh 1 lần)

1.200.000 vnđ (visa nhập cảnh nhiều lần)

7 Vé máy bay 5.000.000 - 16.000.000 vnđ
8 Chi phí phát sinh 10.000.000 - 15.000.000 vnđ

Tổng phí đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư không cố định do sự tác động của 3 yếu tố dưới đây:

  • Trình độ Nhật ngữ và bằng cấp: Lao động có trình độ Nhật ngữ và bằng cấp tốt sẽ tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn (ví dụ với trình độ N2 và tốt nghiệp đại học trở lên sẽ không mất phí nhập cảnh).
  • Tính chất đơn hàng kỹ sư: Nhóm ngành tuyển với số lượng ít và hiếm đơn thì chi phí cao hơn (chẳng hạn như đơn kỹ sư kinh tế). Ngược lại, đơn hàng tuyển số lượng lớn lao động thì chi phí thấp hơn nhiều (đơn kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện tử,…).
  • Đơn vị môi giới công việc cho người lao động: Chi phí đi xuất khẩu chênh lệch tùy theo từng đơn vị môi giới. Để tránh tình trạng bị “đội giá”, bạn nên lựa chọn sàn xuất khẩu lao động uy tín và có nhiều chính sách hỗ trợ chi phí cho người lao động.

5.2. Mức lương đi Nhật diện kỹ sư 

Mức lương cơ bản lao động nhận được khoảng 180.000 - 200.000 Yên/ tháng (~31 - 35 triệu đồng/ tháng). 

Sau khi trừ đi các chi phí bắt buộc (tiền bảo hiểm, đóng thuế, tiền chỗ ở) lương thực lĩnh còn 150.000 - 180.000 Yên/tháng (~26 - 31 triệu đồng/ tháng). Mức thu nhập này có thể tăng lên 200.000 Yên/ tháng nếu lao động có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Trung bình nếu đi chương trình kỹ sư Nhật Bản 3 năm, sau khi về nước bạn có thể tích lũy được số tiền 500 - 700 triệu đồng. 

Mức lương ngành kỹ sư được đánh giá khá cao

Tùy từng ngành mà thu nhập có thể dao động ở mức khác nhau, ví dụ:

  • Kỹ sư xây dựng 230.000 Yên/ tháng (~40 triệu đồng/ tháng)
  • Kỹ sư công nghệ thông tin 250.000 Yên/ tháng (~43 triệu đồng/ tháng)

5.3. Chuyển visa thực tập sinh sang visa Kỹ sư

Visa thực tập sinh không thể chuyển trực tiếp sang visa Kỹ sư để ở lại Nhật được mà bạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Đã hoàn thành chương trình thực tập sinh, có giấy chứng nhận của xí nghiệp/Nghiệp đoàn khi về nước.
  • Thời gian về nước từ 6 tháng trở lên mới có thể đi Nhật diện Kỹ sư được.
  • Bổ sung các hồ sơ, bằng cấp liên quan để đăng ký sang Nhật lao động chương trình Kỹ sư.
  • Thực tập sinh về nước có thể tham gia chương trình Kỹ sư Nhật, với điều kiện sau khi phải về nước ít 1 năm trước khi quay trở lại Nhật

5.4. Thời hạn lưu trú diện Kỹ sư Nhật Bản

Thời hạn visa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thời hạn trung bình từ 1 – 3 năm. Visa Kỹ sư Nhật Bản được công ty ký kết, có thể là 5 năm 1 lần, 3 năm 1 lần, hoặc 1 năm 1 lần. Khi hết thời hạn thì các bạn phải gia hạn tư cách lưu trú. Thường thì Cục xuất nhập cảnh sẽ xem xét quá trình các bạn sống ở Nhật để tiếp tục gia hạn tư cách lưu trú cho các bạn. Với visa Kỹ sư bạn còn nhận được một số ưu điểm khác như:

- Được phép chuyển công ty hoặc tìm công việc khác phù hợp hơn trong quá trình làm việc tại Nhật.
- Có cơ hội về thăm nhà nếu có nhu cầu và điều kiện.
- Được định cư lâu dài tại Nhật và có cơ hội bảo lãnh người thân sang Nhật.