Xuất khẩu lao động cầm cự chờ ngày trở lại

Tình trạng xuất khẩu lao động ra một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan gần như bị đình trệ do ảnh hưởng của dịch COVID - 19. Nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động trong lĩnh vực này đang phải cầm cự chờ đợi ngày thị trường xuất khẩu lao động mở cửa trở lại. 
 
 
Người lao động học thêm, làm thêm chờ ngày xuất cảnh
Anh Bùi Xuân Khánh (Thanh Hóa) trúng tuyển đơn hàng gia công cơ khí vào tháng 12 năm 2020 nhưng anh Khánh đến nay vẫn chưa thể xuất cảnh do dịch COVID - 19. Trong thời gian này được sự giúp đỡ của trung tâm MD Việt Nam và ý chí quyết tâm anh luôn tranh thủ rèn luyện, học thêm tiếng Nhật để có vốn ngôn ngữ chắc chắn hơn.
 
"Chuyến bay bị hoãn nên tôi cũng thấy lo lắng. 10 tháng học tập tại trung tâm chỉ mong đến ngày lên đường mà đành phải hoãn lại. Giờ tôi chỉ cố gắng tranh thủ thời gian chờ đợi này để học thêm tiếng Nhật, cốt để không lãng phí và củng cố hơn cho việc giao tiếp, phục vụ cho công việc sau này" - chị Võ Thị Hồng tâm sự.
 
Anh Vũ Ngọc Lâm cũng trong tình cảnh tương tự chia sẻ: “Lịch chuyến bay của anh vào khoảng tháng 2.2021 nhưng đến giờ vẫn chưa biết sẽ kéo dài đến khi nào”. Tiến thoái lưỡng nan, nếu bỏ dở lúc này, anh có thể mất trắng số tiền đã nộp vào công ty xuất khẩu lao động. Trong thời gian bị trì hoãn chuyến bay hầu hết người lao động tại MD Việt Nam đều tranh thủ làm thêm việc khác để trang trải cuộc sống cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm. 
 
Nhằm giúp đỡ người lao động vượt qua giai đoạn bị trì hoãn chuyến bay, MD Việt Nam đã giúp cho hầu hết học viên có việc làm thêm vừa có thể phụ giúp gia đình vừa để trang trải cuộc sống trong khi học tiếng Nhật tại trung tâm.
 
 
Chị Hồng chia sẻ: "Hôm trung tâm báo sẽ hoãn chuyến bay, mặc dù chúng tôi cũng hơi hụt hẫng nhưng đành phải chấp nhận. Biết là không thể thay đổi tình thế, nhờ sự giúp đỡ của trung tâm tôi đã tìm được việc làm thêm trong thời gian chờ bay. Công việc hiện tại tuy chỉ là tạm thời nhưng cũng giúp tôi có thêm từ 3 - 4 triệu đồng/tháng để trang trải cuộc sống".
 
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động gần như "đóng băng"
Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang trong giai đoạn khó khăn nhất và mọi hoạt động đang bị đình trệ. Là một trong số ít doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Công ty Cổ phần MD Việt Nam vẫn tổ chức tuyển mới và đào tạo học viên tuy nhiên số lượng đã giảm hẳn từ khi dịch bùng phát. “ Hiện tại chúng tôi vẫn duy trì các lớp học online cho các học viên đỡ quên kiến thức và giúp đỡ các học viên tìm công việc trong thời gian chờ đợi. Nhưng thực sự vẫn khó khăn do các kế hoạch phía trước đang tương đối mù mịt" - ông Nguyễn Đức Việt cho biết. 
 
 
"Bản thân một số học viên do đợi lâu quá nên hủy chương trình, phía công ty cũng trả lại chi phí học tập. Cũng rất nan giải nhưng đây là điều không ai mong muốn, có những lao động đã đợi cả năm nay rồi nhưng dịch bệnh phải chấp nhận" - đại diện một công ty xuất khẩu lao động tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ.
 
Ông Nguyễn Tiến San - Chánh văn phòng Hiệp hội xuất khẩu lao động cho biết, do dịch bệnh kéo dài khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực đều thu hẹp quy mô kinh doanh. Các doanh nghiệp cố gắng cầm cự từng ngày nhưng khó khăn ngày càng lớn. Theo đó, một số công ty để tiếp tục tồn tại đã phải điều chỉnh lại chính sách tiền lương cho nhân viên, cắt giảm chi phí tiếp khách, đi lại, văn phòng,... hoặc thậm chí là phải tạm thời chuyển hướng sang một số lĩnh vực kinh doanh khác.
 
Về vấn đề này, mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội) đã yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tình hình thực tập sinh, lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cụ thể, do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, nhiều thực tập sinh, lao động không thể xuất cảnh, về nước theo kế hoạch dự kiến đã gây ảnh hưởng tới hoạt động đưa lao động, thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản của các doanh nghiệp. Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp thực hiện báo cáo số lượng lao động, thực tập sinh chờ xuất cảnh, về nước để có số liệu đầy đủ, chính xác làm cơ sở đề xuất với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản tháo gỡ tình trạng khó khăn nêu trên.
 
Với mong muốn luôn là cầu nối vững chắc giữa người lao động và phía xí nghiệp.  MD Việt Nam đang tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng cho nhu cầu lao động tăng cao hậu đại dịch COVID - 19. Mặc dù công tác tuyển dụng gặp nhiều khó khăn nhưng MD Việt Nam vẫn  tin tưởng là một trong những đơn vị phái cử uy tín có nguồn lao động dồi dào và đảm bảo chất lượng cho đối tác.