Thua Hàn Quốc - Năng suất lao động Nhật suy giảm
Theo dữ liệu điều tra của cơ quan chuyên trách Nhật Bản cho thấy năng suất lao động của nước này đã bị Hàn Quốc vượt mặt. Năng suất lao động của Nhật Bản là 81.183 USD được tính theo cơ sở Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trên tổng lao động. Vậy tại sao một đất nước được mệnh danh là nơi luôn có năng suất lao động cao và cơ hội nào cho thực tập sinh Việt Nam, hãy cùng MD Việt Nam tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Năng suất lao động Nhật Bản suy giảm
Với con số này đã kéo Nhật Bản đang từ vị trí thứ 21 xuống vị trí thứ 26 trên tổng số 37 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Trái ngược với Nhật Bản, năng suất lao động của Hàn Quốc năm 2019 lại tăng vọt nên đến 82.252 USD. Nhờ sự tăng vọt này đã giúp Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 24 và cao hơn Nhật Bản 1,3%.
Tại sao lại so sánh Nhật Bản và Hàn Quốc? Vì Hàn Quốc là quốc gia có dân số chỉ bằng 40% Nhật Bản và có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản về cơ cấu dân số, ngành công nghiệp.
Về xu hướng dân số, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có chung quan ngại về tình trạng dân số già, tỷ lệ sinh thấp. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số của Nhật Bản ở mức âm 0,2%, trong khi tại Hàn Quốc, con số này dương song cũng rất khiêm tốn với mức tăng 0,3%.
Về tốc độ tăng GDP thực tế, trong khi Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng trung bình bằng 0 ở giai đoạn 2015-2020 thì Hàn Quốc có mức tăng trưởng khá ấn tượng là 2,1%.
Điều đáng quan ngại tại thời điểm hiện nay là nguy cơ kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng chậm thời kỳ hậu COVID-19. Thực tế đến thời điểm này, Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 và GDP thực tế năm 2020 của nước này giảm 4,8% so với năm 2019.
2. Do đâu tình trạng năng suất lao động Nhật Bản giảm
- Tình trạng dân số già hóa
Được biết đến là đất nước có tuổi thọ trung bình cao, Nhật Bản đang rơi vào tình trạng dân số già hóa. Tại Nhật, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi là 28,4% (số liệu tháng 10/2019) và hiện đang đứng đầu thế giới.
Do dân số già hóa khiến thu nhập theo hộ gia đình cũng bị kéo xuống. Thu nhập theo hộ gia đình giảm khiến xu hướng tiêu dùng tiết kiệm ảnh hưởng rất lớn đến ngành kinh tế.
- Tỷ lệ lao động bán thời gian cao
Tỷ lệ lao động bán thời gian trên tổng số lao động tại Nhật Bản là 31,5% và ở Hàn Quốc là 20,7%. Việc Nhật Bản cố gắng giảm chi phí thông qua thúc đẩy hình thức lao động không chính quy làm nảy sinh vòng luẩn quẩn khiến thu nhập của người tiêu dùng giảm sút.
- Năng suất lao động ngành công nghiệp dịch vụ, năng suất lao động thấp
Trong ngành công nghiệp dịch vụ, năng suất lao động của Nhật Bản là khá thấp. Điều này có thể làm nảy sinh vấn đề bất bình đẳng thu nhập giữa các ngành và thúc đẩy xu hướng giảm thu nhập do dân số già hóa.
- Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID - 19 tại Nhật Bản với số ca mắc mới tăng cao và lệnh ban bố trình trạng khẩn cấp đã khiến cho nền kinh tế bị đình trệ.
Để không bị thụt lùi lại sau, Nhật Bản cần cố gắng trong việc khôi phục nền kinh tế hiện tại. Bằng cách đề ra những chính sách đúng đắn cho các chương trình tổ chức việc làm, cải thiện sản xuất ngành sản xuất, dịch vụ bằng việc tuyển nguồn nhân lực ngoài nước nhằm khắc phục tình trạng dân số già hóa.
MD Việt Nam luôn đồng hành cùng với các đối tác Nhật trong việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho các xí nghiệp. Với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyển dụng và cán bộ giáo viên có trách nghiệm, MD Việt Nam tin tưởng luôn sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng cho các đối tác.