1. Visa mới Tokutei tiếp tục được triển khai và mở trộng ngành nghề
Theo Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để triển khai chương trình “Lao động kỹ năng đặc định”. Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp nhận lao động người nước ngoài theo loại hình visa mới - được gọi là Visa kỹ năng đặc định.
Như vậy, người lao động đến từ nước ngoài sẽ được tiếp nhận theo 2 loại Visa:
Visa đặc định loại 1
+ Quyền lợi: được gia hạn tối đa 5 năm
+ Áp dụng cho 14 lĩnh vực ngành nghề khác nhau
+ Yêu cầu : Không yêu cầu cao về kinh nghiệm và trình độ học vấn; thi đỗ bài kiểm tra kỹ thuật và tiếng Nhật.
Lưu ý:
- NLĐ nước ngoài đã tham gia chương trình thực tập kỹ thuật kéo dài hơn 3 năm thì không cần phải làm các bài kiểm tra về tiếng Nhật và kỹ thuật.
- NLĐ được cấp visa kỹ năng đặc định loại 1 sẽ không được đưa gia đình tới Nhật Bản
Visa kỹ năng đặc định loại 2
+ Áp dụng dự kiến giới hạn trong 2 lĩnh vực: đóng tàu và xây dựng
+ Yêu cầu: NLĐ phải có kỹ năng cao và thi đỗ bài kiểm tra kỹ năng cấp độ cao
+ Quyền lợi: được gia hạn lâu dài sau 5 năm, số lần gia hạn thị thực không bị hạn chế, được phép đưa gia đình sang Nhật.
Với loại Visa kỹ năng đặc định loại 1, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sau 5 năm sẽ tiếp nhận tối đa 345.140 người, trong đó có khoảng 60.000 hộ lý và điều dưỡng viên.
2. Tăng số lượng tiếp nhận TTS Việt Nam đi Nhật Bản làm việc
Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua chính sách mới, có thể thu hút thêm 500.000 lao động nước ngoài nhằm đối phó tình trạng thiếu hụt nhân lực. Chính sách này bắt đầu có hiệu lực trong năm tài chính sắp tới (từ tháng 4.2019 - 3.2020).
Người lao động sẽ được cấp visa làm việc trong 5 năm nếu vượt qua 2 kỳ thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ và tay nghề vào tháng 4.2019. Trong đó, họ phải thể hiện khả năng hiểu được những đoạn hội thoại nói với tốc độ chậm và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản theo yêu cầu công việc.
Mặc dù chính phủ không đặt ra chỉ tiêu số lượng, nhưng giới chuyên gia ước tính đến năm 2025 Nhật sẽ thu hút hơn 500.000 người đến làm việc. Theo AFP, tính đến cuối năm 2017, nước này có khoảng 240.000 lao động nước ngoài có tay nghề và hơn 250.000 thực tập sinh. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã ký các thỏa thuận với một số nước trong khu vực, bao gồm VN, về hợp tác nhân lực trong lĩnh vực điều dưỡng và chăm sóc người cao tuổi.
3. Nhiều chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài sang Nhật làm việc
Bên cạnh việc luôn cố gắng kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, chính phủ Nhật Bản luôn chủ động ban hành chính sách hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Năm 2020, để giúp đỡ lao động nước ngoài gặp khó khăn trong đại dịch, chính phủ Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ 10 man cho mỗi lao động, đồng thời tăng lương tối thiểu vùng trên 40 tỉnh thành Nhật Bản. Đây là chính sách nhận được sự tán thưởng rất lớn từ NLĐ, đặc biệt là lao động Việt Nam đang gặp vô vàn khó khăn lúc đó.
Các chương trình đi làm việc ở Nhật đang triển khai phổ biến nhất có thể kể đến là Chương trình Thực tập kỹ năng dành cho hầu hết các đối tượng lao động phổ thông; Chương trình Kỹ sư, kỹ thuật viên dành cho đối tượng lao động có trình độ cao; Chương trình Kỹ năng Đặc định với nhiều yêu cầu đặc biệt kèm theo.
4. Tăng thời gian chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản
Đây thực sự là tin vui đối với người lao động Việt Nam có nguyện vọng làm việc dài hạn tại Nhật. Bởi chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản giới hạn thời gian làm việc là 3 năm. Sau khi kết thúc hợp đồng, nếu đáp ứng điều kiện, TTS sẽ được quay trở lại Nhật Bản làm việc thêm 2 năm nữa.
Tuy nhiên, nếu đi theo chương trình "Lao động kỹ năng đặc định", thời gian làm việc của thực tập sinh được cấp visa kỹ năng đặc định số 2 sẽ được gia hạn lâu dài sau 5 năm, số lần gia hạn thị thực không bị hạn chế. Hiện tại mới áp dụng cho 2 ngành nghề là: đóng tàu và xây dựng. Các ngành nghề còn lại vẫn đang trong quá trình dự thảo.